Các trường hợp đặc biệt Đại_biểu_(Quốc_hội_Hoa_Kỳ)

Những lãnh thổ trước khi trở thành tiểu bang

Khi Hoa Kỳ phát triển trong thế kỷ 19, các đại biểu không quyền biểu quyết được sử dụng tại các lãnh thổ đang xúc tiến để trở thành tiểu bang của Hoa Kỳ. Lãnh thổ Dakota có một đại biểu không quyền biểu quyết từ năm 1861 đến 1889.

Các lãnh thổ hiện tại

Một lãnh thổ, theo luật Hoa Kỳ, là một khu vực thẩm quyền phần nhiều là tự trị, riêng biệt có công dân Hoa Kỳ hoặc kiều dân của Hoa Kỳ sinh sống vì những lý do chính trị, lịch sử hay hiến pháp nào đó, thì không coi là tiểu bang của Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ có tiểu bang mới được phép có đại diện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trước năm 2009, 3 lãnh thổ của Hoa Kỳ có đại biểu không quyền biểu quyết đó là: Samoa thuộc Mỹ, Guam, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Quần đảo Bắc Mariana bầu Gregorio Sablan làm đại biểu đầu tiên của mình vào tháng 11 năm 2008.[4]

Đặc khu Columbia

Đặc khu Columbia, còn được biết tên là Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ, về kỹ thuật là một đặc khu liên bang — không phải là một lãnh thổ, thịnh vượng chung hoặc vùng quốc hải — nhưng, để đại diện tại Hạ viện, đặc khu này chỉ được phép có một đại biểu không quyền biểu quyết.

Puerto Rico

Puerto Rico, một thịnh vượng chung của Hoa Kỳ, được phép có một ủy viên cư dân không quyền biểu quyết. Ủy viên cư dân này có địa vị tương tự như các đại biểu không quyền biểu quyết khác tại Hạ viện nhưng phục vụ một nhiệm kỳ 4 năm. Ủy viên cư dân là người duy nhất được bầu vào Hạ viện với nhiệm kỳ 4 năm; tất cả các đại biểu không quyền biểu quyết còn lại và tất cả các dân biểu truyền thống có quyền biểu quyết thông thường khác chỉ phục vụ 1 nhiệm kỳ 2 năm.

Philippines

Từ năm 1907 cho đến 1946, khi Philippine vẫn còn là một thịnh vượng chung của Hoa Kỳ, Philippines cũng có gửi một đại biểu không quyền biểu quyết đến Hạ viện Hoa Kỳ.